Cô Sarah Day, tình nguyện viên của AVID và giáo viên lâm sàng Âm ngữ trị liệu tại Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, đã gặp gỡ những cựu học viên âm ngữ trị liệu ở Việt Nam tại nơi làm việc để hỗ trợ tư vấn. Mỗi chuyên viên âm ngữ trị liệu đã
phát triển kế hoạch phát triển chuyên môn riêng của mình, và chia sẻ ước mơ và nguyện vọng của họ với cô Sarah.
Các cựu học viên được tuyển dụng tại nhiều nơi làm việc khác nhau và do đó mục tiêu phát triển trong tương lai của họ rất đa dạng và thường là các lĩnh vực quan tâm và nhu cầu của nơi làm việc. Tuy nhiên, nhiều chuyên viên âm ngữ trị liệu làm việc trong cung cấp dịch vụ nhi khoa đã mong muốn có thêm hiểu biết và kỹ năng trong lĩnh vực rối loạn âm lời nói. Tháng 9, Cô Thuận, học viên tốt nghiệp khoá học âm ngữ trị liệu đầu tiên của TFA-UPNT, đã tổ chức một buổi chia sẻ về chuyên đề này cho những người mới tốt nghiệp. Họ cũng mong muốn có nhiều sự giám sát và tư vấn trực tiếp hơn nữa tại nơi làm việc để nâng cao kỹ năng lâm sàng ở tất cả các lĩnh vực trong quản lý lâm sàng.
Các chuyên viên âm ngữ trị liệu đang làm việc trong phạm vi dịch vụ dành cho người lớn đã yêu cầu hỗ trợ thêm từ TFA để tổ chức một hội thảo về quản lý khó nuốt ở TP.HCM, và TFA sẽ hướng tới tổ chức trong những tháng tới.
Nhiều chuyên viên âm ngữ trị liệu cũng đã thảo luận về ý định thành lập phòng khám tư nhân hoặc cải tiến thực hành phòng khám hiện tại của họ và đã yêu cầu hỗ trợ phát triển các mô hình dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng nơi họ làm việc, đồng thời xem xét các điều kiện về tài chính của các mục tiêu này.
Một chương trình cố vấn xuyên biên giới qua Skype sẽ được TFA triển khai trong tương lai gần để hỗ trợ cụ thể hơn cho nhu cầu của các chuyên viên âm ngữ trị liệu Việt Nam!
Cơ sở dữ liệu của chúng tôi có tổng cộng hơn 33 địa điểm làm việc của chuyên viên âm ngữ trị liệu và phòng khám âm ngữ trị liệu tại Việt Nam.
Hỗ trợ
NHẬN TIN MỚI