April 01, 2024

APSSLH Conference 15-16 December 2023 (Blog 2)

APSSLH Conference 15-16 December 2023 (Blog 2)

APSSLH Conference with Alumni of ANTL 1 (2010-2012) Left to Right: Ms. Thuan, Ms. Hien, Ms. Loan, Ms. Xuan, Ms. Hang, Ms. Thanh, Ms. Dao, Dr Anne Hill, Ms Phuong Anh, Dr Ngoc Dung, Mis Louise Brown, Ms Hang Na, A/professor Sarah Verdon and Dr Dien (Main Image supplied by Ms Le Thi Thanh and Ms Bui Thi Kim Tuyen).

A key focus at the recent Asia Pacific Society of Speech, Language and Hearing (APSSLH) Conference was the opportunity to discuss development of a national professional association and a national curriculum and competency framework. Trinh Foundation Australia (TFA) and other stakeholders would love to see all Vietnamese Speech and Language Therapists continue to actively engage with these developments. A/Professor Sarah Verdon represented TFA at this session, which also included our long-term associate Professor Dr Nguyễn Thị Ngọc Dung; our partner MCNV Director, Dr Pham Dung and Dr Dien Le Khanh (Vice President, APSSLH, and one of UPNT’s first graduates). More reflections from our graduates:

Trọng tâm chính tại Hội nghị gần đây của Hiệp hội Lời nói, Ngôn ngữ và Thính giác Châu Á Thái Bình Dương (APSSLH) là cơ hội để thảo luận về việc phát triển hiệp hội nghề nghiệp quốc gia cũng như chương trình giảng dạy và khung năng lực quốc gia. Tổ chức Trinh Foundation Úc (TFA) và các bên liên quan khác mong muốn được chứng kiến tất cả các Nhà ngôn ngữ trị liệu Việt Nam tiếp tục tích cực tham gia vào những hướng phát triển như thế này. Phó Giáo sư Sarah Verdon đại diện cho tổ chức TFA tại phiên thảo luận này, bên cạnh đó cũng có sự có mặt của Phó Giáokỳ cựu của chúng tôi, PGS Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dung; về phía đối tác của chúng tôi, có Giám đốc MCNV, Bác sĩ Phạm Dũng cùng sự có mặt của Tiến sĩ Lê Khánh Điền (Phó Chủ tịch Hiệp hội Lời nói, Ngôn ngữ và Thính giác Châu Á Thái Bình Dương APSSLH, và là một trong những học viên tốt nghiệp khoá Ngôn ngữ trị liệu đầu tiên của Đại học Y Phạm Ngọc Thạch). Thêm những phản hồi từ học viên của chúng tôi:

 

Q/How will you change your practice after attending the conference?

Câu hỏi/ Bạn sẽ thay đổi cách hành nghề của mình như thế nào sau khi tham dự hội nghị?

  • After attending the conference, I have more knowledge and more confidence to intervene with people with dysphagia and communication disorders – Ms Lưu Thị Thanh Loan, Cho Ray Hospital.

  • Sau khi tham dự hội nghị, tôi có thêm kiến thức và tự tin hơn khi can thiệp cho bệnh nhân rối loạn nuốt và rối loạn giao tiếp – Bà Lưu Thị Thanh Loan, Bệnh viện Chợ Rẫy.

  • Trust, adhere to evidence-based practice, and work rigorously in therapeutic practice with clients every day - Ms Bùi Thị Kim Tuyền, My Thien Odontology Hospital.

  • Tin tưởng, tuân thủ thực hành dựa trên bằng chứng và làm việc nghiêm túc trong thực hành trị liệu với các khách hàng mỗi ngày - Bà Bùi Thị Kim Tuyền, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Mỹ Thiện.

  • After attending the conference to listen to Associate Professor Dr. Nguyen Thi Ngoc Dung report on the past, present and especially the future development direction of Speech and Language Therapy in Vietnam, I am extremely proud to be in the ranks of Speech Therapy in Vietnam. With the message "Connect: Building a sustainable network between us!", I will connect with Speech Pathologists in Vietnam and Vietnamese Speech Pathologists who are working and studying abroad to learn what I don't know and refer clients to appropriate speech therapy services – Ms Nguyễn Thị Mỹ, Home-based.

  • Sau khi tham dự hội nghị được lắng nghe PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dung báo cáo về quá khứ, hiện tại và đặc biệt là phương hướng phát triển trong tương lai của ngành Ngôn ngữ Trị liệu tại Việt Nam, tôi vô cùng tự hào khi được đứng trong hàng ngũ Ngôn ngữ Trị liệu tại Việt Nam. Với thông điệp “Kết nối: Xây dựng mạng lưới bền vững giữa chúng ta!”, tôi sẽ kết nối với các nhà Ngôn ngữ trị liệu tại Việt Nam và các nhà Ngôn ngữ trị liệu Việt Nam đang làm việc và học tập ở nước ngoài để tìm hiểu những điều tôi chưa biết và giới thiệu khách hàng đến các dịch vụ ngôn ngữ trị liệu phù hợp – Bà Nguyễn Thị Mỹ, Home-based.

  • I will focus more on the child's early phonological system, using Do Thi Bich Thuan's first 50-word study as a basis for language intervention for early communication children. Use straws for blowing exercises, aiming for the child to easily feel the emitted steam; application of AVT therapy techniques to children in early communication; cultural considerations when working with multicultural customers; and learn more about and apply VietSpecch toolkit in assessing children with language disorder – Ms Trần Đỗ Phương Ngọc, Dream Special School.

  • Tôi sẽ tập trung nhiều hơn vào hệ thống âm vị sớm của trẻ, lấy nghiên cứu 50 từ đơn đầu tiên của Đỗ Thị Bích Thuận làm cơ sở can thiệp ngôn ngữ cho trẻ giao tiếp sớm. Dùng ống hút để tập thổi, nhằm mục đích cho trẻ dễ dàng cảm nhận được hơi nước tỏa ra; áp dụng kỹ thuật trị liệu AVT(trị liệu thính giác lời nói) cho trẻ trong giao tiếp sớm; việc cân nhắc về văn hóa khi làm việc với khách hàng đa văn hóa; tìm hiểu và ứng dụng bộ công cụ VietSpecch trong đánh giá trẻ rối loạn ngôn ngữ – Cô Trần Đỗ Phương Ngọc, Trường Chuyên biệt Ước Mơ.

  • I learned more from the studies which were reported in this conference. I can apply some results of the studies into my work. There were really interesting and useful – Dr Nguyễn Thị Hoài Vũ, Da Nang Family General Hospital.

  • Tôi đã học được nhiều điều hơn từ những nghiên cứu được báo cáo tại hội nghị này. Tôi có thể áp dụng một số kết quả nghiên cứu vào công việc của mình. Thật sự rất hay và hữu ích – Bác sĩ Nguyễn Thị Hoài Vũ, Bệnh viện Đa khoa Gia đình Đà Nẵng.

  • I think I need to spend time reading more new research and doing some research on Speech Therapy at my center, Ho Chi Minh City and Vietnam in general. This is an effective way to learn and that will help me develop a lot of my  clinical reasoning skills.- Nguyễn Thị Thu, Nhan Hoa Inclusive Education Development Support Center. 

  • Tôi nghĩ rằng tôi cần dành thời gian đọc thêm nhiều nghiên cứu mới và thực hiện một số nghiên cứu về Âm ngữ trị liệu tại trung tâm của tôi, Thành phố Hồ Chí Minh và Việt Nam nói chung. Đây là một cách học hiệu quả và điều đó sẽ giúp tôi phát triển rất nhiều kỹ năng lý luận lâm sàng của mình.- Nguyễn Thị Thu, Trung Tâm Hỗ Trợ Phát Triển Giáo Dục Hòa Nhập Nhân Hòa.

  • The sessions I attended (mostly untranslated ones as I primarily work with children, hence selecting these topics) were genuinely fascinating. Due to my English proficiency, there were moments during colleagues' presentations where I did not fully understand, but the provided lecture materials, as well as the exchange and discussion sessions, provided me with new insights into interventions, assessments, and reinforced what I have been practicing and implementing – Ms Phạm Hương Na, Ha Tinh City General Hospital.

  • Những buổi tôi tham dự (hầu hết là những phiên không có phiên dịch; vì tôi chủ yếu làm việc với trẻ em nên tôi chọn những chủ đề này) thực sự rất hấp dẫn. Do trình độ tiếng Anh của tôi nên có những lúc tôi không hiểu hết toàn bộ bài trình bày của các đồng nghiệp, nhưng nhờ tài liệu được cung cấp trước cũng như có các buổi trao đổi, thảo luận đã cung cấp cho tôi những hiểu biết mới về các kỹ thuật can thiệp, đánh giá và củng cố những gì tôi đã đang làm và thực hiện – Bà Phạm Hương Na, Bệnh viện Đa khoa Thành phố Hà Tĩnh.

  • After participating in the conference, I think I need to learn more, constantly update my knowledge to develop professionally as well as clinical practice – Trần Thị Kim Oanh, Pham Ngoc Thach General Clinic. I am contacting my local colleagues and Ms. Giang Pham to ask for their detailed research to find ways to apply to my professional activities – Ms Lê Thị Thanh, Center for Rehabilitation and Support for Children with Disabilities.

  • Sau khi tham gia hội nghị, tôi nghĩ mình cần phải học hỏi nhiều hơn, không ngừng cập nhật kiến thức để phát triển về chuyên môn cũng như thực hành lâm sàng – Trần Thị Kim Oanh, Phòng khám đa khoa Phạm Ngọc Thạch. Tôi đang liên hệ với các đồng nghiệp địa phương và cô Giang Phạm để xin họ bài nghiên cứu chi tiết để tìm cách áp dụng vào hoạt động chuyên môn của mình – Bà Lê Thị Thanh, Trung tâm Phục hồi chức năng và Hỗ trợ Trẻ khuyết tật.

  • When listening to this presentation, in addition to the knowledge from speech therapists, I also learned that to intervene for children to achieve the best results is to always pay attention to the culture of the region in Vietnam and the cultural characteristics of the family in particular. Because each family always has different perspectives, different life values, different knowledge, different jobs. The family is the first society to minimize children's needs. It is the place where the first bricks for children's language development are laid. Speech therapists are people who always accompany families to support children with language difficulties. - Mr Trần Phi Hùng, City Children’s Hospital.

  • Khi nghe phần trình bày này, ngoài những kiến thức từ các nhà ngôn ngữ trị liệu, tôi còn học được rằng để can thiệp cho trẻ đạt kết quả tốt nhất là phải luôn chú ý đến văn hóa vùng miền ở Việt Nam và những nét văn hóa gia đình ở Việt Nam nói riêng. Bởi mỗi gia đình luôn có những quan điểm khác nhau, những giá trị sống khác nhau, những kiến thức khác nhau, những công việc khác nhau. Gia đình là xã hội đầu tiên giảm thiểu nhu cầu của trẻ em. Đây chính là nơi đặt những viên gạch đầu tiên cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Chuyên viên Ngôn ngữ trị liệu là những người luôn đồng hành cùng gia đình để hỗ trợ trẻ gặp khó khăn về ngôn ngữ.- Ông Trần Phi Hùng, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.

  • This keeps me striving to continue to learn and ready to share and spread the knowledge I have acquired. I would like to join hands to create a community of professionals with a strong knowledge base. – Ms Nguyễn Ngọc Trúc Quyên, Little V.I.P.’s centre.

  • Điều này giúp tôi luôn nỗ lực không ngừng học hỏi và sẵn sàng chia sẻ, truyền đạt những kiến thức tôi đã tiếp thu được. Tôi mong muốn được chung tay tạo dựng một cộng đồng chuyên môn có nền tảng kiến thức vững chắc. – Bà Nguyễn Ngọc Trúc Quyên, trung tâm Little V.I.P.

  • After attending, I have learned a lot of knowledge from experts. I will change my way of working to focus more on older patients and treat based on the International Classification framework. on functioning, disability and health of the World Health Organization, to help patients reintegrate into the community in the best way.- Ms Phạm Long Phương, Hue.

  • Sau khi tham dự tôi đã học được rất nhiều kiến thức từ các chuyên gia. Tôi sẽ thay đổi cách làm việc để tập trung hơn vào những bệnh nhân lớn tuổi và trị liệu dựa trên khung Phân loại Quốc tế về chức năng, khuyết tật và sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế giới nhằm giúp người bệnh tái hòa nhập cộng đồng một cách tốt nhất.- Bà Phạm Long Phương, Huế.


Forum Discussion Panellists - discussing the future of APSSLH (Image supplied by Dr Nguyen Thi Hoai Vu).

Group Photo at APSSLH Conference with Mr Dũng, Ms Vân Anh, Ms Nhung, Ms Thư, Dr Anne Hill, A/Professor Sarah Verdon, Dr Ngoc Dung, Ms Thu, Ms Louise Brown, Ms Trúc Quyên, Ms Kim Tuyền, MS Như, Ms Loan, Ms Mỹ, Ms thu Trang (Image supplied by Ms Bui Thi Kim Tuyen).

Group Photo at APSSLH Conference with Mr Dũng, Ms Vân Anh, Ms Nhung, Ms Thư, Dr Anne Hill, A/Professor Sarah Verdon, Dr Ngoc Dung, Ms Thu, Ms Louise Brown, Ms Trúc Quyên, Ms Kim Tuyền, MS Như, Ms Loan, Ms Mỹ, Ms thu Trang (Image supplied by Ms Bui Thi Kim Tuyen).

Look out for more news from our Vietnamese Colleagues at APSSLH in our next blog post!

Hãy theo dõi tiếp thông tin từ các Đồng nghiệp Việt Nam tại Hội Nghị APSSLH- Hiệp hội Lời nói, Ngôn ngữ và Thính giác trong bài đăng tiếp theo của chúng tôi!

 

LATEST NEWS

CURRENT WORK

GRADUATE STORIES