May 01, 2024

APSSLH Conference 15-16 December 2023 (Blog 3)

APSSLH Conference 15-16 December 2023 (Blog 3)

Main Image: Speech Therapists Group Photo after the APSSLH presentation “Building a strong network in auditory-verbal practice” (Image supplied by Tran Thi Kim Oanh).

 

The Asia Pacific Society of Speech Language and Hearing Conference was a wonderful event for the Speech and Language Therapists of Vietnam. The opportunity to attend and participate in an international conference is an important continuing professional development activity.

Hội nghị  Hiệp hội Lời nói, Ngôn ngữ và Thính giác Châu Á Thái Bình Dương là một sự kiện tuyệt vời dành cho các Nhà Ngôn ngữ trị liệu Việt Nam. Cơ hội tham dự và tham gia một hội nghị quốc tế là một hoạt động phát triển chuyên môn liên tục quan trọng.

In our ongoing feedback series, to follow are more learnings from our graduates:

Trong một loạt phản hồi liên tục của chúng tôi, tiếp theo là những điều được học thêm được từ các học viên đã tốt nghiệp của chúng tôi:

 

Q/ What do you think you would like to develop and present of your own research or improvement activities at future conferences/events?

Câu hỏi/ Bạn nghĩ bạn muốn phát triển và trình bày về vấn đề gì cho các hoạt động nghiên cứu hoặc phát triển của bạn tại các hội nghị/sự kiện trong tương lai?

  • I will try to contribute to the speech therapy content I am applying at my specialized school in the future – Ms Trương Thanh Loan, Small Steps Special School.

  • Tôi sẽ cố gắng đóng góp nội dung ngôn ngữ trị liệu mà tôi đang áp dụng tại trường chuyên biệt của tôi trong thời gian tới – Bà Trương Thanh Loan, Trường Chuyên biệt Small Steps.

  • In the future, I would like to have more resources in the local language. This conference, I am very happy to participate and learn a lot. I would like to thank the AU Foundation Organizing Committee for sponsoring me to attend the conference – Trần Thị Kim Oanh, Pham Ngoc Thach General Clinic.

  • Trong tương lai, tôi mong muốn có nhiều tài liệu hơn bằng ngôn ngữ địa phương. Hội nghị này, tôi rất vui được tham gia và học hỏi được nhiều điều. Tôi xin cảm ơn Ban tổ chức AU đã tài trợ cho tôi tham dự hội thảo Trần Thị Kim Oanh, Phòng khám Đa khoa Phạm Ngọc Thạch.

  • I will consider to develop my own research about patient with Head and Neck Cancer and will present at in future conferences with a sharing purpose – Ms Trần Thị Hằng, Cho Ray Hospital.

  • Tôi sẽ xem xét để phát triển nghiên cứu của mình về bệnh nhân ung thư đầu cổ và sẽ trình bày tại các hội thảo trong tương lai với mục đích chia sẻ – Bà Trần Thị Hằng, Bệnh viện Chợ Rẫy.

  • I am not good at research, so I only listen and study to improve my current job. I look forward to working more effectively in case management and effective in interacting with clients – Ms Bùi Thị Kim Tuyến, My Thien Odontology Hospital.

  • Tôi không giỏi nghiên cứu vì vậy tôi chỉ lắng nghe và học hỏi để cải thiện công việc hiện tại. Tôi mong muốn được làm việc hiệu quả hơn trong công tác quản lý ca bệnh và hiệu quả trong tương tác với khách hàng – Bà Bùi Thị Kim Tuyến, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Mỹ Thiện.

  • Finding ways to apply the resources available in Vietnamese to my professional activities is my top priority today with the desire to highlight the benefits, as well as limitations, if any, of these resources so that in Vietnam we have common patterns in children's ST activities – Ms Lê Thị Thanh, Center for Rehabilitation and Support for Children with Disabilities.

  • Tìm cách áp dụng các nguồn tài liệu sẵn có bằng tiếng Việt vào hoạt động chuyên môn của mình là ưu tiên hàng đầu hiện nay của tôi với mong muốn nêu bật những lợi ích cũng như hạn chế nếu có của các nguồn tài liệu này để ở Việt Nam chúng ta có những mẫu chung trong hoạt động ngôn ngữ trị liệu cho trẻ em – Bà Lê Thị Thanh, Trung tâm Phục hồi chức năng và Hỗ trợ trẻ khuyết tật.

  • I would like to develop and present my own research about intervention with dysphonia people after thyroidectomy. I also would like to develop more dysphagia and communication disorders – Ms Lưu Thị Thanh Loan, Cho Ray Hospital.

  • Tôi muốn phát triển và trình bày nghiên cứu của tôi về can thiệp đối với người mắc chứng khó phát âm sau phẫu thuật cắt tuyến giáp. Tôi còn muốn phát triển thêm chứng khó nuốt và rối loạn giao tiếp – Bà Lưu Thị Thanh Loan, Bệnh viện Chợ Rẫy.

  • Currently we are paying a lot of attention to children, but adult patients have not received much treatment attention, so in the future I would like to have my own research article to help ear patients. Patients with stroke can participate in many activities in life and reintegrate into society better. - Ms Phạm Long Phương, Hue.

  • Hiện nay chúng ta đang quan tâm nhiều đến trẻ em nhưng bệnh nhân người lớn lại chưa được quan tâm điều trị nhiều nên sắp tới tôi muốn có bài nghiên cứu của mình để giúp đỡ các bệnh nhân về tai. Bệnh nhân đột quỵ có thể tham gia nhiều hoạt động trong cuộc sống và tái hòa nhập xã hội tốt hơn.- Bà Phạm Long Phương, Huế.

  • At the moment, I have not thought about doing research. But in the future, if any, I would like to focus on 2 topics: "The importance of family" in intervention for children. Because of the current context in Vietnam, families do not have much coordination with the intervention centre. Psychology: Parents delegate all responsibility to the therapist. And "Early Detection - Early Intervention". The percentage of people in the community who know and care about your child's red flags is quite small. Especially for families, schools are places where children often interact, Parents and teachers need to know about this to bring children to intervene early, increasing their chances of social integration.- Ms Trần Đỗ Phương Ngọc, Dream School HCMC.

  • Hiện tại tôi chưa nghĩ đến việc nghiên cứu. Nhưng trong thời gian tới, nếu có, tôi muốn tập trung vào 2 chủ đề: “Tầm quan trọng của gia đình” trong can thiệp cho trẻ. Do bối cảnh hiện nay ở Việt Nam, các gia đình chưa có nhiều sự phối hợp với trung tâm can thiệp. Tâm lý: Cha mẹ giao phó mọi trách nhiệm cho nhà trị liệu. Và “Phát hiện sớm – Can thiệp sớm”. Tỷ lệ người dân trong cộng đồng biết và quan tâm đến dấu hiệu cờ đỏ ở con của họ là khá nhỏ. Đặc biệt đối với gia đình, trường học là nơi trẻ thường xuyên tiếp xúc, phụ huynh và giáo viên cần biết điều này để đưa trẻ can thiệp sớm, tăng cơ hội hòa nhập xã hội.- Bà Trần Đỗ Phương Ngọc, Trường Dream, TP.HCM.

  • I want to further research on treatment methods for aphasia patients – Ms Trương Thị Minh Hiền, Cho Ray Hospital.

  • Tôi muốn nghiên cứu sâu hơn về phương pháp điều trị cho bệnh nhân mất ngôn ngữ – Cô Trương Thị Minh Hiền, Bệnh viện Chợ Rẫy.

  • I hope that in the next conference, there will be more presentations on new intervention methods, effective interventions for children with special needs. I hope that in the future, with the help of TFA and other organizations, I will be able to contribute a small part to the development of the speech-language therapy field in Vietnam - Phạm Hương Na, Ha Tinh City General Hospital.

  • Tôi mong rằng trong hội nghị tới sẽ có thêm nhiều bài trình bày về các phương pháp can thiệp mới, các can thiệp hiệu quả cho trẻ có nhu cầu đặc biệt. Tôi mong rằng trong tương lai, với sự giúp đỡ của Tổ chức Trinh Foundation Úc (TFA) và các tổ chức khác, tôi sẽ có thể đóng góp một phần nhỏ bé vào sự phát triển của lĩnh vực ngôn ngữ trị liệu tại Việt Nam - Phạm Hương Na, Bệnh viện Đa khoa Thành phố Hà Tĩnh.

  • I will attend future conferences/events to learn. Of course, I am very interested in the topic of Apraxia children, so I also want to study and learn about this topic - Le Thị Đào, TNHH, Project Community Development Consultancy Co., Ltd.

  • Tôi sẽ tham dự các hội nghị/sự kiện trong tương lai để học hỏi. Tất nhiên, tôi rất quan tâm đến chủ đề Mất điều khiển chủ ý lời nói ở trẻ em nên tôi cũng muốn nghiên cứu, tìm hiểu về chủ đề này - Lê Thị Đào, Công ty TNHH Tư vấn Phát triển Dự án Cộng đồng.

  • I think if I have the opportunity to present my research in the next conferences, I will present research on the effectiveness of applying play methods that support language development, interaction-communication, play skills for children with autism in their workplace - Ms Hồ Thị Nhớ, Ngo Dong Centre.

  • Tôi nghĩ nếu có cơ hội trình bày nghiên cứu của mình trong những hội thảo tiếp theo, tôi sẽ trình bày nghiên cứu về hiệu quả của việc áp dụng các phương pháp chơi đùa trong việc hỗ trợ phát triển ngôn ngữ, tương tác – giao tiếp, kỹ năng vui chơi cho trẻ tự kỷ tại nơi làm việc - Cô Hồ Thị Nhớ, Trung Tâm Ngô Đồng.

 

TFA would love to hear from other conference participants on their experiences and hopes for the future development of SALT in Viet Nam.

Tổ chức Trinh Foundation Úc (TFA) mong muốn được nghe những trải nghiệm và hy vọng của những người tham gia hội nghị khác về sự phát triển của ngành Ngôn ngữ trị liệu trong tương lai tại Việt Nam.

 

Nhóm Ngôn ngữ trị liệu từ bệnh viện Chợ Rẫy cùng Bà Louise Brown (Ảnh do Trương Thị Minh Hiền cung cấp).

Bà Phạm Long Phương, Bà Trương Thị Thuý Hằng và Bà Hoàng Thị Vân Anh cùng giảng viên KOICA tại Hội nghị APSSLH. (Ảnh do Phạm Long Phương cung cấp).

Bà Nguyễn Hoài Vũ và Bà Trần Đỗ Phương Ngọc tại Hội nghị APSSLH. (Ảnh do Nguyễn Thị Hoài Vỹ cung cấp)

Ngôn ngữ trị liệu viên làm việc tại Hà Tĩnh đã tham dự Hội Nghị APSSLH (Ảnh do Phạm Hường Na cung cấp).

Bà Hồ Thị Nhớ, Ông Trần Phi Hùng và Bà Nguyễn Thị Mai tại Hội nghị APSSLH (Ảnh do Hồ Thị Nhớ cung cấp).

 

LATEST NEWS

CURRENT WORK

GRADUATE STORIES