TFA Trained Speech Therapists at APSSLH Conference Dec 2023 (Main Image supplied by Sarah Verdon).
In December 2023 Vietnam hosted its first international SALT conference. As the Asia Pacific Society of Speech, Language and Hearing (APSSLH) event was held in Ho Chi Minh City participants from throughout Vietnam were able to participate. Trinh Foundation Australia (TFA) was pleased to support the registrations of 30 graduates from courses we ran with the University of Medicine Pham Ngoc Thach in 2009-10 and 2012-2014.
Vào tháng 12 năm 2023, Việt Nam đăng cai tổ chức Hội Nghị quốc tế Ngôn ngữ trị liệu đầu tiên. Khi sự kiện của Hiệp hội Lời nói, Ngôn ngữ và Thính giác Châu Á Thái Bình Dương (APSSLH) được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phần tham gia từ khắp Việt Nam đã có thể tham dự. Tổ chức Trinh Foundation (TFA) vui mừng đã hỗ trợ đăng ký tham gia hội nghị cho 30 học viên tốt nghiệp từ các khóa Ngôn ngữ trị liệu mà tổ chức chúng tôi đã đào tạo cùng với Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch trong năm 2009-10 và 2012-2014.
TFA: Our history of supporting the development of speech therapy in Vietnam (Image supplied by Tran Do Phuong Ngoc).
Dr Anne Hill (TFA Director) and Ms Louise Brown (Lecturer Volunteer) represented TFA at the conference and connected with key stakeholders prior to and at the main event. A/Professor Sarah Verdon (TFA Director) represented TFA during the Conference Panel Forum; discussing the past, present and future of speech therapy in Vietnam.
Tiến sĩ Anne Hill (Giám đốc Trinh Foundation) và Bà Louise Brown (Giảng viên tình nguyện) đã đại diện cho Tổ chức Trinh Foundation tại Hội Nghị và đã kết nối với các bên liên quan chủ chốt vào trước và tại sự kiện chính. Phó Giáo sư Sarah Verdon (Giám đốc Trinh Foundation) đại diện cho Tổ chức Trinh Foundation trong Diễn đàn Hội Nghị; thảo luận về quá khứ, hiện tại và tương lai của Ngôn ngữ trị liệu ở Việt Nam.
We asked our attending graduates to reflect on the experience, and we will highlight their insights over the next few blog posts. The first of their responses are below.
Chúng tôi đã yêu cầu các học viên tốt nghiệp ngôn ngữ trị liệu có tham dự hội nghị suy ngẫm về những trải nghiệm của mình và chúng tôi sẽ nêu bật cảm nhận của họ trong một số bài đăng tiếp theo. Bài đăng đầu tiên là về phản hồi của họ ở bên dưới:
Q/ What was the most interesting presentation at the conference?
Câu hỏi/Bài trình bày nào thú vị nhất tại Hội Nghị?
According to me, the most interesting presentation at the conference was the talking children study of the team of Asc.Prof.Sarah Verdon. It gave me an overview of the role of parents and caregivers in early detection and early intervention in children with hearing and speech disabilities. Without them, we can’t succeed in our works - Dr Nguyễn Thị Hoài Vũ, Da Nang Family General Hospital.
Theo tôi, phần trình bày thú vị nhất tại hội nghị là nghiên cứu về trẻ em nói chuyện của nhóm PGS.TS.Sarah Verdon. Nó giúp tôi có cái nhìn tổng quan về vai trò của cha mẹ và người chăm sóc trong việc phát hiện sớm và can thiệp sớm cho trẻ có khiếm thính và khó khăn về lời nói. Nếu không phát hiện sớm và can thiệp sớm cho trẻ thì việc trị liệu của chúng ta không thể thành công được - Bác sĩ Nguyễn Thị Hoài Vũ, Bệnh viện Đa khoa Gia đình Đà Nẵng.
There were a lot of good presentations but as it was happening at the same time, I was only able to choose the 1 presentation that interests me the most for me to participate in. Session 2: Talking Children: Early intervention and access to services for children with communication needs This is the presentation I felt was very interesting and interesting for me to participate in the conference. The team's presentation made me better understand the context of the practice and the possibilities and early intervention services of other countries not only in Vietnam. And I better understand the importance of Parents in supporting children's communication. And because each presentation is limited, the presentation team has a QR code ready so that we can scan the document to read prior. This provided great knowledge – Ms Trần Thị Kim Oanh, Pham Ngoc Thach General Clinic.
Có rất nhiều bài trình bày hay nhưng vì diễn ra cùng một lúc nên tôi chỉ có thể chọn được 1 bài trình bày mà tôi thấy hứng thú nhất để tham gia. Phiên trình bày thứ 2: Trẻ biết nói: Can thiệp sớm và tiếp cận dịch vụ dành cho trẻ có nhu cầu giao tiếp. Đây là bài trình bày mà tôi cảm thấy rất hay và thú vị để tôi tham gia hội nghị. Phần trình bày của nhóm đã giúp tôi hiểu rõ hơn về bối cảnh thực tiễn cũng như khả năng và dịch vụ can thiệp sớm của các nước khác không chỉ ở Việt Nam. Và tôi hiểu rõ hơn tầm quan trọng của Cha mẹ trong việc hỗ trợ trẻ giao tiếp. Và vì mỗi bài trình bày đều bị hạn chế về thời gian nên nhóm trình bày đã chuẩn bị sẵn mã QR để chúng tôi quét mã nhận tài liệu đọc trước. Đây là những kiến thức rất bổ ích – Bà Trần Thị Kim Oanh, Phòng khám đa khoa Phạm Ngọc Thạch.
The most interesting presentation which I was really exciting , was "Biopsychosocial approaches for aphasia interventions: improving the living experience of aphasia survivors" presented by Fatimah Hani Hassan and Esther Kim. This topic brought me various approaches from the LPAA framework or biopsychosocial for patients with aphasia - Ms Trần Thị Hằng, Cho Ray Hospital.
Bài thuyết trình thú vị nhất mà tôi thực sự thấy hứng thú là "Các phương pháp tiếp cận tâm sinh lý xã hội vào can thiệp mất ngôn ngữ: cải thiện cuộc sống của những bệnh nhân mất ngôn ngữ" được Fatimah Hani Hassan và Esther Kim trình bày. Chủ đề này mang đến cho tôi nhiều cách tiếp cận khác nhau từ khuôn khổ LPAA hay cách tiếp cận tâm sinh lý xã hội cho bệnh nhân mất ngôn ngữ - Bà Trần Thị Hằng, Bệnh viện Chợ Rẫy.
There is a lot of knowledge and many great things I learned after attending the conference. The presentations I heard were so good I wish I could listen to all the conference presentations! The presentation that stood out to me was “ Culturally appropriate language intervention for young children with developmental language disorders – Mr Trần Phi Hùng, City Children’s Hospital HCMC.
Có rất nhiều kiến thức và nhiều điều tuyệt vời tôi đã học được sau khi tham dự hội nghị. Những bài thuyết trình mà tôi đã nghe đều rất hay, tôi ước mình có thể nghe được hết tất cả các bài thuyết trình tại hội nghị! Bài trình bày nổi bật với tôi là “Can thiệp ngôn ngữ phù hợp về mặt văn hóa cho trẻ nhỏ bị rối loạn ngôn ngữ phát triển – Ông Trần Phi Hùng, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh.
I participated in presentations on adults and children, I was most interested in the topic "Evaluation of speech intervention for children with cleft lip and palate". In this report I learned how to evaluate specifically and in detail. In the speech intervention report for children with cleft lip and palate, I am interested with speech therapy and biofeedback – Ms Nguyễn Thị Mỹ, Home-based.
Tôi đã tham gia các bài trình bày về người lớn và trẻ em, trong đó tôi tâm đắc nhất là chủ đề “Đánh giá can thiệp lời nói cho trẻ khe hở môi vòm miệng”. Trong bài báo cáo này tôi đã học được cách đánh giá một cách cụ thể và chi tiết. Trong báo cáo can thiệp lời nói cho trẻ khe hở môi vòm, tôi quan tâm đến ngôn ngữ trị liệu và phản hồi sinh học – Bà Nguyễn Thị Mỹ, Home-based.
All the presentations impressed me, especially the presentations about children because my audience was children. I wish I could be in all the presentations. And of the presentations I heard, I was most impressed with the topic: - Keynote Speaker-1: More than phonemes: the phoneme system is at risk --> again through the presentation helps me add the scientific basis of convincing parents of early red flag signs from the child.- Symposium-3: Culturally Appropriate Language Interventions for Young Children with Developmental Language Disorders. --> In the current context, it is very much the case that young children are exposed to different cultures or multicultural families. The presentation helps me gain more knowledge and notes when working with multicultural client – Ms Trần Đỗ Phương Ngọc, Dream Special School.
Tất cả các bài trình bày đều làm tôi ấn tượng, đặc biệt là những bài trình bày về trẻ em vì đối tượng của tôi là trẻ em. Tôi ước gì tôi có thể có mặt trong tất cả các buổi thuyết trình. Và trong số các bài trình bày mà tôi được nghe, tôi ấn tượng nhất với chủ đề: - Diễn giả số 1: Hơn cả âm vị: hệ thống âm vị đang có nguy cơ --> một lần nữa qua bài thuyết trình này giúp tôi bổ sung thêm cơ sở khoa học để thuyết phục các bậc phụ huynh rõ hơn về dấu hiệu cờ đỏ ở trẻ.- Hội nghị chuyên đề-3: Can thiệp ngôn ngữ phù hợp về mặt văn hóa cho trẻ nhỏ bị rối loạn ngôn ngữ phát triển. --> Trong bối cảnh hiện nay, rất nhiều trường hợp trẻ nhỏ được tiếp xúc với các nền văn hóa khác nhau hoặc các gia đình đa văn hóa. Bài trình bày này giúp tôi có thêm kiến thức và ghi nhớ khi làm việc với khách hàng đa văn hóa – Bà Trần Đỗ Phương Ngọc, Trường Chuyên biệt Ước mơ.
My favourite was Ms. Giang Pham's presentation "Language and reading skills development in Vietnamese children: what we already know and need to know". As you know, we have many difficulties in professional activities in language. The research of Ms. Giang Pham and her colleagues at home and abroad is giving us valuable materials to operate as well as a foundation for the activities of ST specialists, we can find consensus for future price evaluation forms – Ms Lê Thị Thanh, Center for Rehabilitation and Support for Children with Disabilities.
Tôi thích nhất là bài thuyết trình của Cô Giang Phạm “Phát triển ngôn ngữ và kỹ năng đọc cho trẻ em Việt Nam: những điều chúng ta đã biết và cần biết”. Như các bạn đã biết, chúng ta gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động chuyên môn về ngôn ngữ. Nghiên cứu của Cô Giang Phạm và các đồng nghiệp trong và ngoài nước đang mang lại cho chúng ta những tài liệu quý giá để ứng dụng cũng như là nền tảng cho hoạt động của các nhà Ngôn ngữ trị liệu, chúng ta có thể tìm được sự chấp thuận để có các biểu mẫu lượng giá sau này – Bà Lê Thị Thanh, Trung tâm Phục hồi chức năng và Hỗ trợ cho Trẻ em khuyết tật.
The presentation I found most interesting while attending the conference was the presentation "More Than Phonology: The Phonological System at Risk". In this presentation, I was impressed with her repeated research that "babbling is the foundation of speech," which made me aware of the importance of tapping into children's medical histories as well as general considerations in the development of children whom I had the opportunity to work with for my future research – Ms Hồ Thị Nhớ,, Ngo Dong Centre.
Bài trình bày mà tôi thấy thú vị nhất khi tham dự hội nghị lần này là bài thuyết trình có tiêu đề "Hơn cả âm vị: Hệ thống âm vị học đang có nguy cơ". Trong bài trình bày này, tôi rất ấn tượng với nghiên cứu mà người trình bày luôn nhắc đi nhắc lại rằng “bập bẹ là nền tảng của lời nói”, điều này khiến tôi nhận thức được tầm quan trọng của việc tìm hiểu về tiền sử y khoa của trẻ em cũng như những xem xét đánh giá chung trong sự phát triển của trẻ mà tôi có cơ hội làm việc cùng cho nghiên cứu trong tương lai của tôi – Bà Hồ Thị Nhớ, Trung tâm Ngô Đồng.
The most interesting presentation in my opinion was "VietSLP: Tools to measure reading and related skills in Vietnam children" (Ben Pham et al). In the past, I have studied TS measurable tools. Pham Thi Ben presented on the thesis topic "Pre-reading and writing skills of 5–6-year-olds", through this presentation, I now understand the process and research findings a lot better – Ms Nguyễn Ngọc Trúc Quyên, Little V.I.P.’s centre.
Theo tôi bài trình bày thú vị nhất là “ VietSLP: Công cụ đo lường kỹ năng đọc và các kỹ năng liên quan ở trẻ em Việt Nam” (Ben Pham và cộng sự). Trước đây, tôi đã nghiên cứu đến các công cụ đo lường. Tiến sĩ Phạm Thị Bền trình bày về đề tài luận án “Kỹ năng tiền đọc và viết của trẻ 5–6 tuổi”, qua bài trình bày này tôi hiểu rõ hơn về quy trình và kết quả nghiên cứu – Bà Nguyễn Ngọc Trúc Quyên, Trung tâm Little V.I.P.
I have participated in presentations on children, I am most interested in the topic "Building orthopaedic video exercises for Vietnamese speaking children with speech sound disorders" by Tran Thanh Tam. and "The First Fifty Single Words of Vietnamese Speaking Children in Ho Chi Minh City." by Do Bich Thuan. Through these 2 reports, I learned specific practical tools to immediately apply to my professional work.- Le Thị Đào, TNHH, Project Community Development Consultancy Co., Ltd.
Tôi đã từng tham gia vào các bài trình bày về trẻ em, tôi tâm đắc nhất là chủ đề “Cách xây dựng bài tập video chỉnh âm dành cho trẻ nói tiếng Việt có rối loạn âm lời nói” của Trần Thanh Tâm và “Năm mươi từ đơn đầu tiên của trẻ nói tiếng Việt ở thành phố Hồ Chí Minh” của Đỗ Bích Thuận. Qua 2 bài báo cáo này tôi đã học được những công cụ thực tế cụ thể để áp dụng ngay vào công việc chuyên môn của mình.- Lê Thị Đào, Công ty TNHH Tư vấn Phát triển Dự án Cộng đồng.
Look out for more news from our Vietnamese Colleagues at APSSLH in our next blog post!
Hãy theo dõi tiếp thông tin từ các Đồng nghiệp Việt Nam tại Hội Nghị APSSLH- Hiệp hội Lời nói, Ngôn ngữ và Thính giác trong bài đăng tiếp theo của chúng tôi!