BAN GIÁM ĐỐC

Tìm hiểu thêm về các Giám đốc của Trinh Foundation Australia bằng cách đọc qua phần dưới đây.

Cô Sue Woodward

Cô Sue bắt đầu tham gia Dự án Boomerang năm 2007. Cô thuộc Nhóm chuyên gia hỗ trợ chăm sóc trẻ môi vòm (Cleft Care Team). Trong vai trò tư vấn viên (chuyên viên Ngôn ngữ trị liệu), cô tự túc đến Việt Nam mỗi năm hai lần. Cô Sue có hơn 44 năm kinh nghiệm lâm sàng và làm việc chủ yếu tại các phòng khám tư thuộc bang NSW. Cô là giảng viên thỉnh giảng Khoa Ngôn ngữ trị liệu tại Đại học Newcastle, nơi cô cố vấn về các chính sách liên quan đến chương trình làm việc ở các Cộng đồng đang phát triển. Cô Sue hiện là thành viên của Ban cố vấn ngành Ngôn ngữ trị liệu tại Trường Đại học Công nghệ Sydney (UTS). Năm 2013, cô Sue nhận được giải thưởng danh giá Elinor Wray từ Hiệp hội Ngôn ngữ trị liệu Úc (Speech Pathology Australia) vì những đóng góp xuất sắc cho ngành thông qua những công việc của cô tại Việt Nam. Cô Sue Woodward, với tư cách là thành viên của Ban điều hành sáng lập TFA, đã nhận được Giải thưởng danh giá dành cho Cựu sinh viên Khoa Khoa học Sức khỏe, Đại học Sydney, và vào năm 2014 cô đã được Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trao tặng huy chương vì những đóng góp của TFA đối với sự phát triển các dịch vụ Ngôn ngữ trị liệu tại Việt Nam.

Tiến sĩ Sally Hewat

Phó Giáo sư Sally Hewat hiện là Trưởng Bộ môn Ngôn ngữ trị liệu tại Đại học Newcastle. Các vai trò lãnh đạo của cô Sally bao gồm Trưởng bộ môn, Phó trưởng khoa (Nghiên cứu), Phó trưởng khoa Đào tạo Nghiên cứu và Phó trưởng khoa Quốc tế. Cô Sally đã được nhận hơn 2 triệu đô cho công việc của mình từ các nguồn hỗ trợ bên ngoài và nguồn tài trợ quốc tế, và cô cũng được ghi nhận thông qua các giải thưởng của 5 trường Đại học; trong đó bao gồm hai Huân chương Chữ thập Victoria (Victoria Cross) cho những đóng góp xuất sắc của cô trong việc học tập của sinh viên. Dưới sự lãnh đạo của cô Sally, các sinh viên Ngôn ngữ trị liệu Úc đã được đảm bảo nguồn tài trợ ngắn hạn với hơn 380 nghìn đô để giúp các sinh viên học tập và trao đổi ngắn hạn; hơn 70 sinh viên đã tham gia các khóa thực tập đánh giá lâm sàng trên toàn khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong vòng 6 năm qua. Cô Sally được công nhận với vai trò là một nhà lãnh đạo học thuật đổi mới trong giáo dục xuyên quốc gia ở trong nước và quốc tế, phát triển chương trình giảng dạy và chuẩn bị cho việc thực hành của sinh viên Ngôn ngữ trị liệu. Cô Sally là Chuyên gia Đánh giá Chứng nhận về Ngôn ngữ trị liệu Úc, cô đã lãnh đạo dự án Giáo dục Lâm sàng của hiệp hội Ngôn ngữ trị liệu Úc (SPA) vào năm 2018 và là thành viên thiết yếu của dự án quốc gia Mô phỏng trong Ngôn ngữ trị liệu (2014-2018). Công việc gần đây của cô Sally là tập trung vào sự phát triển của Ngôn ngữ trị liệu ở các nước đang phát triển và các cộng đồng ít được quan tâm. Cô tình nguyện tham gia Ban Giám đốc của Trinh Foundation Australia để hỗ trợ sự phát triển của Ngôn ngữ trị liệu tại Việt Nam. Cô đã được nhận giải thưởng và huy chương danh giá của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vì những nỗ lực không ngừng hỗ trợ và phát triển ngành Ngôn ngữ trị liệu Việt Nam. Sally cũng đang hợp tác với Ngôn ngữ trị liệu Phương đông (Orient Speech Therapy) để phát triển giáo trình Ngôn ngữ trị liệu đầu tiên cho Trung Quốc.

Cô Bronwyn Coop

Cô Bronwyn là nhà tư vấn chuyên về phát triển chính sách, quản trị, quản lý và chiến lược. Cô đã có nhiều kinh nghiệm trong các vai trò ở khu vực công về quản lý thông tin, chính sách, quản trị và dịch vụ thư viện - tại Thư viện Tiểu bang New South Wales (NSW) về chính sách, quản trị, lập kế hoạch cũng như nghiên cứu và quản lý một số thư viện đặc biệt của chính phủ. Sau đó trong sự nghiệp của mình, cô Bronwyn đã làm trong lĩnh vực Y tế NSW với các công việc bao gồm quản lý chính sách, quản trị doanh nghiệp và quản lý thông tin trong quy định hành nghề y tế. Cô Bronwyn đã bắt đầu việc học tập để trở thành một nhà Ngôn ngữ trị liệu và cam kết vì sự bình đẳng và phát triển của cộng đồng.

Tiến sĩ Sarah Verdon

Cô Sarah là Trưởng khoa Ngôn ngữ trị liệu tại Đại học Charles Sturt. Cô là giảng viên và là nhà nghiên cứu về Ngôn ngữ trị liệu, luôn say mê tìm hiểu về các trẻ đến từ các nền văn hóa, ngôn ngữ, nền tảng kinh tế xã hội, mức độ khả năng khác nhau để tạo cơ hội cho tất cả các trẻ có một khởi đầu vững chắc trong cuộc sống và phát huy hết tiềm năng của mình. Cô đã giám sát việc phát triển Bản thông cáo quốc gia của Hiệp hội Ngôn ngữ trị liệu Úc và các hướng dẫn lâm sàng về “Thực hành thích nghi văn hóa trong Ngôn ngữ trị liệu”, tài liệu được sử dụng để cung cấp thông tin và hướng dẫn thực hành chuyên môn trực tiếp trong lĩnh vực này. Sarah bắt đầu cộng tác với Trinh Foundation với tư cách là một tình nguyện viên trong nước vào năm 2011 và cô đã đảm nhận vị trí giám đốc từ năm 2015 với trọng tâm là cố vấn cho các tình nguyện viên dài hạn và củng cố tổ chức thông qua việc phát triển chuyên môn và phát triển các nguồn lực.

Cô Katie Walker-Smith

Cô Katie hiện là Trưởng chương trình Ngôn ngữ trị liệu, Khoa Nhi Queensland, có trụ sở đặt tại Bệnh viện Nhi Queensland. Cô có hơn 20 năm kinh nghiệm lâm sàng và quản lý với mối quan tâm đặc biệt đến chứng khó nuốt ở trẻ em và chăm sóc trẻ em chẻ môi hở hàm. Cô Katie đã tham gia tích cực vào các hoạt động của Trinh Foundation Australia từ khi tham gia buổi giới thiệu đúng thời điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2009. Cô đã làm việc trong vai trò hướng dẫn lâm sàng trên khắp nước Úc, Vương quốc Anh và với tư cách tình nguyện tại Philippines, Đông Timor, Mexico và Việt Nam.

Cô Joanne Walters

Cô Joanne là Giảng viên và Điều phối viên Giáo dục Lâm sàng chương trình Ngôn ngữ trị liệu (danh dự) tại Đại học Newcastle (UON), Úc. Cô là một nhà Ngôn ngữ trị liệu được chứng nhận hành nghề, với mối quan tâm đặc biệt đến chứng rối loạn âm lời nói ở trẻ em. Với vai trò là điều phối viên giáo dục lâm sàng, cô chịu trách nhiệm lập kế hoạch chiến lược và triển khai chương trình giáo dục lâm sàng. Cô Joanne đặc biệt quan tâm đến việc khám phá và tìm hiểu sự đa dạng trong giáo dục lâm sàng thông qua việc sử dụng các mô hình đổi mới trong giáo dục lâm sàng như mô phỏng nhằm nâng cao trải nghiệm học tập của sinh viên. Cô bắt đầu quan tâm đến Việt Nam từ khi các sinh viên trường Đại học Newcastle tham gia kỳ thực tập lâm sàng được hỗ trợ bởi Trinh Foundation từ năm 2008. Kể từ đó, Joanne tiếp tục tham gia vào các dự án tại Việt Nam thông qua việc giám sát các sinh viên Đại học Newcastle liên quan đến các kỳ thực tập quốc tế, cố vấn cho các nhà giáo dục lâm sàng, phát triển nguồn lực và hợp tác chặt chẽ với các tổ chức tại Việt Nam để hỗ trợ trẻ em gặp khó khăn trong giao tiếp.

Tiến sĩ Gwendalyn Webb

Gwendalyn là Giảng viên thuộc chương trình Cử nhân Ngôn ngữ trị liệu (danh dự) tại Đại học Newcastle (UON), Úc. Cô là một nhà Ngôn ngữ trị liệu được chứng nhận với sự quan tâm đa dạng trong các lĩnh vực phát triển ngôn ngữ sớm ở trẻ em, giao tiếp đa văn hóa và làm việc với người Úc bản địa. Sự quan tâm của cô dành cho Việt Nam bắt đầu từ khi các sinh viên từ trường Đại học Newcastle tham gia các kỳ thực tập lâm sàng quốc tế được hỗ trợ ban đầu bởi Trinh Foundation. Kể từ đó, Gwendalyn tiếp tục tham gia vào các dự án tại Việt Nam thông qua việc giám sát sinh viên, cố vấn cho các nhà Ngôn ngữ trị liệu Úc tình nguyện làm việc tại Việt Nam, tổ chức các buổi hội thảo cho giáo viên và phụ huynh và phát triển các nguồn lực.

Tiến sĩ Marie Atherton

Marie là Cố vấn Cao cấp về Tiêu chuẩn nghề nghiệp tại Hiệp hội Ngôn ngữ trị liệu Úc, và là giảng viên về Ngôn ngữ trị liệu tại Đại học Công giáo Úc. Marie bắt đầu cộng tác với Trinh Foundation vào năm 2009 khi cô đến Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam cùng với cô Sue Woodward để hỗ trợ giáo dục lâm sàng cho một nhóm nhỏ các chuyên gia y tế quan tâm đến lĩnh vực Ngôn ngữ trị liệu. Từ năm 2010-2012, Marie làm việc tại Việt Nam với tư cách là Điều phối viên khóa học của chương trình đào tạo Ngôn ngữ trị liệu đầu tiên được giảng dạy tại đại học ở Việt Nam nhằm hỗ trợ những sinh viên đã tốt nghiệp về toàn bộ phạm vi thực hành Ngôn ngữ trị liệu. Marie đã thực hiện nghiên cứu Tiến sĩ tại Đại học Melbourne, đề tài của cô nghiên cứu về chuyên ngành Ngôn ngữ trị liệu còn rất mới tại Việt Nam qua trải nghiệm từ nhóm sinh viên Việt Nam tốt nghiệp khóa đầu tiên. Kể từ khi hoàn thành nghiên cứu vào năm 2019, Marie tiếp tục tham gia vào các sáng kiến hỗ trợ sự phát triển nghề nghiệp trong các cộng đồng ít nhận được sự quan tâm.

Dr Anne Hill

Anne là Giáo sư Danh dự Liên kết về Ngôn ngữ Điều trị trong Trường Khoa học Sức khỏe và Phục hồi ở Đại học Queensland. Bà là Học giả Cao cấp của Học viện Giáo dục Cao học. Anne là một bác sĩ ngôn ngữ điều trị hành nghề được chứng nhận với kinh nghiệm lâm sàng rộng lớn. Sự quan tâm của bà đối với liệu pháp ngôn ngữ tại Việt Nam bắt đầu với vai trò của bà trong việc lập kế hoạch và thực hiện các chương trình đặt chỗ chuyên nghiệp tại Việt Nam cho sinh viên ngôn ngữ điều trị, trị liệu nghề nghiệp và vật lý trị liệu tại Đại học Queensland, bao gồm cả việc là một người giáo dục lâm sàng tại quốc gia, hướng dẫn của các giáo dục viên lâm sàng, và hợp tác với các tổ chức đối tác tại Việt Nam. Nghiên cứu của Anne đã tập trung vào việc giảng dạy và học cho sinh viên trong các ngành khoa học sức khỏe và chủ yếu đã điều tra về kết quả học của sinh viên trong các lĩnh vực giả lập, giáo dục chuyên nghiệp và sự phát triển của sinh viên về đáp ứng văn hóa.

Ms Kate Margetson

Kate là ứng viên Tiến sĩ tại Đại học Charles Sturt và là một nhà điều chỉnh ngôn ngữ hành nghề chứng nhận với hơn 10 năm kinh nghiệm lâm sàng tại Tây Nam Sydney. Mối liên kết của cô với Quỹ Trinh Foundation Australia bắt đầu vào năm 2015 khi cô tình nguyện làm việc tại Đại học Công nghệ và Dược phẩm Đà Nẵng. Kể từ đó, cô đã làm việc như một tư vấn kỹ thuật cho TFA trong một dự án giải quyết sự phát triển của Giao tiếp Bổ sung và Thay thế tại Việt Nam. Gần đây, cô đã làm việc trên một Khoản tài trợ Nghiên cứu Hội đồng Úc để khám phá sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em nói tiếng Việt-Tiếng Anh Úc và bảo tồn ngôn ngữ tại nhà. Nghiên cứu Tiến sĩ của cô tập trung vào việc đánh giá và chuẩn đoán phân biệt các rối loạn âm thanh ngôn ngữ ở trẻ em nói tiếng Việt-Tiếng Anh.

Mrs Katie Mcmillan

Katie đã là Giám đốc Ngôn ngữ Đường lối tại Far North Queensland, đặt trụ sở tại Bệnh viện Cairns, trong suốt 20 năm. Tại đây, cô đã cung cấp sự lãnh đạo cho một đội ngũ lớn các nhà ngôn ngữ đường lối làm việc trên khắp các khu vực vùng lãnh thổ, nông thôn và vùng xa xôi, bao gồm nhiều cộng đồng quốc gia đầu tiên. Trước khi làm việc trong ngành y tế, cô đã làm việc tại các phòng mạch tư nhân và trong các trường học.

Với niềm đam mê đổi mới và lòng quyết tâm cung cấp dịch vụ chất lượng, Katie đã triển khai nghiên cứu trong lĩnh vực điện thoại âm học, thành lập một số phương pháp thực hành với phạm vi rộng lớn cho các nhà điều chỉnh ngôn ngữ, hình thành các lộ trình đào tạo chính thức trong các lĩnh vực lâm sàng cao cấp, và đảm bảo các quy trình hướng dẫn và giám sát hiệu quả. Một khối lượng công việc lớn tập trung vào việc cải thiện công bằng trong việc tiếp cận chăm sóc từ các dịch vụ y tế.

Dành thời gian làm người điều hành trong ban giám đốc của TFA cho phép Katie tiếp tục đóng góp cho ngành nghề về lời nói, kèm theo sự quan tâm và thách thức của việc hỗ trợ phát triển nó tại Việt Nam.

LATEST NEWS

CURRENT WORK

GRADUATE STORIES