Lịch sử và thành tựu

Khởi đầu

Chuyên viên Ngôn ngữ trị liệu người Úc, Sue Woodward lần đầu tiên đến thăm Việt Nam vào năm 2007, với vai trò là thành viên của đội ngũ chuyên gia điều trị chăm sóc môi vòm cùng chồng bà là ông Peter và ông Aziz Sahu-Khan (cả hai đều là bác sĩ chỉnh nha).

Sau khi thành công về mặt giải phẫu và chỉnh hình sứt môi, chẻ vòm, đoàn chuyên gia nhận ra rằng bệnh nhân cũng cần được trị liệu về ngôn ngữ để có thể học cách nói rõ ràng sau phẫu thuật.

Trong chuyến thăm đến bệnh viện Tai Mũi Họng (TMH) tại Thành phố Hồ Chí Minh (HCMC), Ông Aziz đã giới thiệu Bà Sue với Giáo sư Nguyễn Thị Ngọc Dung – khi đó là Giám đốc Bệnh viện.

Giáo sư Dung đã nhận ra Ngôn ngữ trị liệu có giá trị như thế nào đối với những cá nhân ở Việt Nam mắc chứng rối loạn giao tiếp và nuốt, bà mơ ước có thể bắt đầu đào tạo Ngôn ngữ trị liệu tại Việt Nam.

Giáo sư Dung và bà Sue đã trao đổi về tầm nhìn đối với những dịch vụ Ngôn ngữ trị liệu tại Việt Nam giữa thời điểm thành phố mưa như trút nước, đường xá ngập trong biển nước và kẹt cứng trong biển người

Bà Sue cũng biết đến công việc của Giáo sư Lindy McAllister tại trung tâm trẻ mồ côi Phú Mỹ ở TP.HCM trong việc điều phối nhóm sinh viên ngành Ngôn ngữ trị liệu và sức khoẻ cận lâm sàng từ Đại học Charles Sturt để thực hiện trị liệu cho các trẻ em có nhu cầu, cũng như huấn luyện cho các nhân viên tại đây.

Vào ngày 27 tháng 03 năm 2008, GS Dung, GS Lindy, ông Aziz, bà Sue và ông Peter đã cam kết cùng nhau tổ chức một khoá học ngắn hạn về Ngôn ngữ trị liệu cho các bác sĩ, điều dưỡng và chuyên viên Vật lý trị liệu tại Bệnh viện TMH.

Cùng với mục tiêu đầy “tham vọng” đầu tiên này, Trinh Foundation Australia đã ra đời với Ban điều hành sáng lập bao gồm bà Sue, ông Peter, ông Aziz và GS Lindy, cùng với GS Dung đóng vai trò nòng cốt trong việc dẫn dắt ngành Ngôn ngữ trị liệu tại Việt Nam.
 

Các mốc thời gian

2009

Tháng 2, tháng 7 và tháng 10 -TFA tổ chức thành công các khóa học ngắn hạn sau đại học về các khía cạnh của Ngôn ngữ trị liệu tại Bệnh viện Tai Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh. Tổng cộng có 17 bác sĩ và điều dưỡng tại các tỉnh thành tại Việt Nam được đào tạo về Ngôn ngữ trị liệu cho bệnh nhân ở mọi lứa tuổi bị khiếm khuyết về lời nói, giọng nói và nuốt.

Tháng 10 –TFA ký Biên bản ghi nhớ (MoU) với Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, thành phố Hồ Chí Minh để tổ chức chương trình đào tạo 2 năm sau đại học về Ngôn ngữ trị liệu.

Tháng 11 – Thiết lập quan hệ đối tác với Quỹ Phát triển Toàn cầu (Global Development Group).

Đang thực hiện – TFA bắt đầu xúc tiến liên kết các trường đại học và bệnh viện ở Việt Nam và các trường đại học và bệnh viện ở Úc.
 

2010

 

Tháng 1 – Được cấp giấy phép hoạt động từ Ban Điều phối Viện trợ Nhân Dân (PACCOM), từ đó trở thành tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phê duyệt hoạt động tại Việt Nam. Bước đầu hợp tác sơ bộ với Tổ chức tình nguyện viên quốc tế Úc (Australian Volunteers International - AVI), để có được sự hỗ trợ về mặt tuyển mộ và kinh phí cho 2 vị trí giảng viên Ngôn ngữ trị liệu đầu tiên cho chương trình đào tạo Ngôn ngữ trị liệu sau đại học.

Tháng 02 – Nhận được Quyết định phê duyệt tiếp nhận dự án tại thành phố Hồ Chí Minh của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP.HCM (HUFO), cơ quan chủ quản các hoạt động của tổ chức phi chính phủ ở cấp thành phố.

Tháng 03 – Một chuyên viên Ngôn ngữ trị liệu người Úc được bổ nhiệm làm Điều phối viên chương trình để giám sát việc triển khai khoá học toàn thời gian đầu tiên về Ngôn ngữ trị liệu tại Việt Nam ở trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (PNTU) ở TP.HCM.

Tháng 07 – Diễn đàn đầu tiên về Ngôn ngữ trị liệu tại Việt Nam với chủ đề về “Ngôn ngữ trị liệu – Dịch vụ mới trong Chăm sóc Sức khoẻ”. Diễn đàn này đã được sử dụng như một bệ phóng để cung cấp thông tin về khoá học sắp diễn ra đến các tổ chức sức khoẻ và giáo dục trên khắp Việt Nam.

Tháng 09 – Khai giảng chương trình sau đại học đạt chuẩn đầu tiên về Ngôn ngữ trị liệu. TFA đã tài trợ học bổng cho 2 sinh viên từ Văn phòng Tư vấn Di truyền và Hỗ trợ Trẻ khuyết tật (OGCDC) ở Huế để họ có thể tham gia chương trình đào tạo Ngôn ngữ trị liệu tại TP.HCM, đây là cơ hội cho vùng có hơn 20 triệu người dân sinh sống trong khu vực này có thể nhận được dịch vụ Ngôn ngữ trị liệu lần đầu tiên.
 

2010 – 2014

 

TFA cung cấp nguồn giảng viên và giáo viên lâm sàng (trên 80 người) để có thể chuyển giao kiến thức chất lượng cao cần thiết về rối loạn giao tiếp và nuốt nhằm thực hiện mô hình “Đào tạo người đào tạo” (Train the Trainer)
 

2012

 

Tháng 8– Khóa đào tạo lần thứ 2 cho 15 sinh viên Việt Nam. TFA hỗ trợ nguồn lực về hành chính và các nguồn tài nguyên tư liệu tạo điều kiện cho các khóa học được diễn ra.

Tháng 9 – Khóa học đầu tiên hoàn thành với 18 chuyên viên Ngôn ngữ trị liệu người Việt đầu tiên tại Việt Nam.
 

2013

 

Tháng 1 – TFA nhận được Phê duyệt hoạt động tại Việt Nam từ chính phủ Việt Nam, để có thể hoạt động như tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.

Đang triển khai – TFA tiếp tục hỗ trợ một số lượng sinh viên mới tốt nghiệp thành lập các khoa Ngôn ngữ trị liệu mới tại các bệnh viện và cơ sở y tế trên khắp Việt Nam.
 

2014

 

Tháng 9 – Chương trình đào tạo lần thứ hai gồm 15 sinh viên được hoàn tất.

Tháng 10 – Ban điều hành của TFA đã được trao tặng huân chương từ Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho công tác phát triển các dịch vụ Ngôn ngữ trị liệu tại Việt Nam.
 

2015

 

Tháng 4 – Hiệp Hội Ngôn ngữ trị liệu Úc (SPA) tài trợ cho TFA tổ chức khóa đào tạo đầu tiên dành cho biên phiên dịch viên Việt Nam.
 

2016

 

TFA hỗ trợ Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch (UPNT) lập kế hoạch triển khai khóa học đầu tiên trong 10 tháng về Ngôn ngữ trị liệu cho trẻ em.

TFA tiếp tục cố vấn cho các cựu học viên đã tham gia các chương trình đào tạo của tổ chức trong các khóa 2010-2012 và 2012-2014.

Tháng 9 – 32 học viên ghi danh vào khóa đào tạo “Ngôn ngữ trị liệu cho trẻ em” đầu tiên. Bên cạnh việc tìm kiếm các giảng viên khách mời từ Úc, TFA cũng đã cố vấn cho đội ngũ giảng viên trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch (UPNT).
 

2017

 

Tháng 7 – Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch (UPNT) bắt đầu tự tổ chức khóa “Ngôn ngữ trị liệu cho trẻ em” 10 tháng đầu tiên, với các tình nguyện viên đến từ TFA trong vai trò cố vấn khi được yêu cầu.

Tháng 932 học viên trở thành các nhà “nhà Ngôn ngữ trị liệu trẻ em”, niên khóa 2016-17

Thành viên ban giám đốc TFA, Tiến sĩ Sarah Verdon bắt đầu hợp tác với Tiến sĩ Ben Phạm để phát triển công cụ đánh giá ngôn ngữ trẻ em được chuẩn hóa đầu tiên tại Việt Nam
 

2018

 

Tháng 5 – Chương trình cố vấn thí điểm Beyond Borders Skype (Xuyên biên giới qua Skype ) được khởi động do SPA hỗ trợ.

Biên bản ghi nhớ 5 năm (2017-2022) được ký kết với MCNV để thực hiện Dự án SALT tại Việt Nam.
 

Đang triển khai

 

TFA giúp cung cấp thuật ngữ chuẩn hóa trong bản dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt cho giải phẫu đầu và cổ cũng như các thuật ngữ bệnh lý “giọng nói” thông qua việc tạo ra “Danh mục thuật ngữ chuyên ngành tham khảo”.

TFA cũng sẽ cho xuất bản một số sách cung cấp thông tin về rối loạn giao tiếp được xuất bản và phân phối không chỉ ở Việt Nam mà còn ở Úc, như một dịch vụ cho cộng đồng người Úc gốc Việt.

LATEST NEWS

CURRENT WORK

GRADUATE STORIES